Du Lịch Thái Lan Hà Nội

Thursday, June 23, 2022

Hơn 4.000 vận động viên sẽ chạy trên những cung đường quê ở Bến Tre

Dự kiến có hơn 4.000 vận động viên sẽ tham dự giải marathon Bến Tre – Ảnh: M.T. Đây là thông tin được ông Nguyễn Văn Bàn – giám đốc Sở Văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh Bến Tre – cho biết tại buổi họp báo “Thông tin về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1-7-1822 – 1-7-2022)” tại Bến Tre ngày 20-6. Ông Bàn cho biết trong số hơn 4.000 người đăng ký tham gia giải có 28 vận động viên nước ngoài. Đây là sự kiện thể thao – văn hóa do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức nhằm chào mừng việc UNESCO công nhận Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu, kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, đồng thời là Ngày hội truyền thống văn hóa tỉnh Bến Tre (1-7). Giải Bến Tre Marathon diễn ra tại TP Bến Tre và huyện Ba Tri, trong đó cự ly 42km sẽ xuất phát tại di tích quốc gia đặc biệt mộ và khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (xã An Đức, huyện Ba Tri) chạy qua địa bàn huyện Giồng Trôm về TP Bến Tre. Cung đường chạy được thiết kế độc đáo ven các nhánh sông, len qua làng quê và những hàng dừa rợp bóng tại quê hương Đồng Khởi Bến Tre. Theo ông Bàn, kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, ngoài giải marathon, Bến Tre có 3 hoạt động trọng điểm là trưng bày thực và ảo “Nguyễn Đình Chiểu – cuộc đời và sự nghiệp” tại di tích quốc gia đặc biệt mộ và khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu; Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay”; lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và 30 năm Ngày hội truyền thống văn hóa tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, tỉnh cũng tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng như: hội diễn “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông lần thứ XVIII”; hành trình theo bước chân cụ Đồ; Hội chợ thương mại – ẩm thực xứ dừa năm 2022 và phá kỷ lục, xác lập kỷ lục thế giới 222 món ăn từ dừa; Thực hiện quy trình xác lập kỷ lục Việt Nam, kỷ lục thế giới đối với quyển sách thư pháp khổ lớn “Nguyễn Đình Chiểu thi tuyển” có kích thước 1,4 x 1,8m… Tuổi Trẻ Online – Du Lịch – RSS Feed
http://dlvr.it/SSjbPf

Wednesday, June 22, 2022

Mở cửa miễn phí Đại Nội về đêm dịp Festival Huế 2022

Đại Nội Huế sẽ mở cửa trở lại miễn phí để đón du khách đến tham quan trong thời gian diễn ra Tuần lễ Festival Huế 2022 – Ảnh: NHẬT LINH Chiều 20-6 đã diễn ra họp báo về chương trình lễ hội Tuần lễ Festival Huế 2022 (sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 30-6 tới). Tại buổi họp báo, đại diện ban tổ chức đã thông báo việc thay đổi giờ mở cửa ban ngày di tích Đại Nội Huế. Từ 20-6, Đại Nội Huế sẽ mở cửa đón du khách từ 7h sáng đến 18h30. Trong 3 ngày 28, 29 và 30-6, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế sẽ mở lại hoạt động tham quan Đại Nội về đêm từ 18h30 đến 21h.  Tuyến du lịch này tổ chức theo thứ tự: Ngọ Môn – Thế Miếu – sân điện Thái Hòa – Tả Hữu Vu – vườn Thiệu Phương – Phủ Nội vụ và ra theo lối cửa Hiển Nhơn. Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Festival Huế 2022 và hoàn toàn miễn phí. Trước đó vào năm 2017, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã đưa tuyến tham quan Đại Nội về đêm vào hoạt động thử nghiệm nhằm tạo điểm đến về đêm ở Huế. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết và lượng khách không đạt kỳ vọng nên buộc phải dừng lại. Cũng tại buổi họp báo, ông Nguyễn Thanh Bình – phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế – cho biết các chương trình nghệ thuật đặc sắc diễn ra Tuần lễ Festival Huế 2022 đều sẽ miễn phí. Chỉ riêng chương trình nghệ thuật khai màn diễn ra ở sân khấu Quảng trường Ngọ Môn do khán đài có số lượng hạn chế nên ban tổ chức mới bán vé. Tuần lễ Festival Huế 2022 hứa hẹn sẽ mang lại một kỳ lễ hội sôi động với nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, quảng diễn đường phố đặc sắc – Ảnh: BTC Festival Huế Ông Bình nhấn mạnh đây sẽ là kỳ Festival Huế đặc biệt kỷ niệm kỳ Festival Huế lần thứ 10, với nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc đến từ các đoàn vũ công nổi tiếng trong và ngoài nước như: ban nhạc Kid Francescoli (Pháp), nghệ sĩ Konoba (vùng Wallonie-Bruxelles, Bỉ), ban nhạc Gute Gute (Israel)… Các hoạt động quảng diễn đường phố, lễ hội bia, âm nhạc Trịnh Công Sơn diễn ra xuyên suốt trong 5 ngày của tuần lễ hứa hẹn đem đến cho Huế một kỳ lễ hội sôi động, thú vị. Áo dài rực rỡ đường phố mừng Festival Huế 2022 TTO – Những tài xế xích lô mặc áo dài, đội khăn đóng chở theo người mẫu, tình nguyện viên cũng mặc áo dài dạo quanh phố phường TP Huế tạo nên một bầu không khí vui tươi, thú vị chào mừng Tuần lễ Festival Huế 2022. Tuổi Trẻ Online – Du Lịch – RSS Feed
http://dlvr.it/SSf9h1

Tuesday, June 21, 2022

Khám phá độ “sang chảnh” của khách sạn Hà Nội lọt top 100 thế giới

Capella Hà Nội vinh dự là đại diện duy nhất của Việt Nam và Đông Nam Á lọt vào top 100 thế giới Khách sạn Hà Nội lọt top 100 thế giới Mới đây, IT 2022 – danh sách thường niên uy tín của tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel + Leisure, cũng là danh sách luôn được mong đợi trong ngành khách sạn, du lịch và ẩm thực xa xỉ của thế giới, để mang đến cho các khách hàng thượng lưu những gợi ý “đắt giá” trong trải nghiệm độc đáo và xa hoa, đã liệt kê những ngôi sao đang lên trong ngành khách sạn.  Điểm đặc biệt là những khách sạn này đều chứng minh được sự đẳng cấp và kiên cường của mình, khi “sống sót” và tiếp tục tỏa sáng sau những thử thách khắc nghiệt của đại dịch Covid -19. Và khách sạn Capella Hanoi vinh dự là đại diện duy nhất của Việt Nam và Đông Nam Á lọt vào “Top 100 khách sạn mới tốt nhất thế giới. Tọa lạc tại con phố Lê Phụng Hiểu, trên cung đường đẹp nhất thủ đô, khách sạn Capella Hà Nội là kiệt tác thiết kế mới nhất của kiến trúc sư huyền thoại Bill Bensley. Mỗi căn phòng ở Capella Hà Nội đều sở hữu thiết kế tinh xảo, đặt điểm nhấn là các tác phẩm điêu khắc được chế tác thủ công. Đặc biệt, 47 căn phòng của khách sạn đều được đặt tên theo các diễn viên, ca sĩ, nhà biên kịch nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực opera như Sarah Bernhardt, Eleonora Duse, Lina Cavalieri… để gợi nhắc về một quá khứ “hào hùng” của loại hình nghệ thuật quý tộc này. KS sở hữu lối kiến trúc cổ điển cùng không gian đậm chất nghệ thuật Mỗi căn phòng ở Capella Hà Nội đều sở hữu thiết kế tinh xảo Tháng 9/2021, chỉ sau vài tháng đi vào hoạt động, khách sạn boutique trên cung đường đẹp nhất của thủ đô Hà Nội đã được vinh danh “Khách sạn mới tốt nhất Châu Á – Thái Bình Dương” bởi The Luxe List, bảng xếp hạng thường niên đầy danh giá của tạp chí DestinAsian. Tạp chí TIME (Mỹ) cũng đã nhắc đến Capella Hanoi như một trong những điểm đến tuyệt vời nhất trên thế giới năm 2021.  Và thương hiệu quản lý Capella Hotels and Resorts cũng được bình chọn là “Thương hiệu khách sạn tốt thứ 2 trên thế giới” hai năm liên tiếp bởi Giải thưởng Travel + Leisure 2021 – World’s Best Awards. Nhà hàng The Hudson Rooms và Koki trở thành hai ‘ngôi sao’ mới trong làng ẩm thực sang trọng tại thủ đô Du lịch | Cập nhận tin tức Du Lịch 24/7 Nguồn: Sưu Tầm
http://dlvr.it/SSZldy

Monday, June 20, 2022

Thưởng thức món ăn từ loài nhuyễn thể không chân, ngon khó cưỡng

Bún giấm nuốc đây là một món ăn mang đậm chất Huế. Vào mùa hè, nếu có dịp du lịch Huế nhất định bạn không nên bỏ qua. “Nuốc” là tên gọi theo phương ngữ về con nuốc – là một loài nhuyễn thể không chân chỉ có nhiều vào mùa hè tại các vùng đầm phá nước lợ ở Huế. Nuốc cùng họ với sứa nhưng nhỏ chỉ bằng khoảng nửa trái chanh. Bún giấm nuốc – món ăn ngon nổi tiếng xứ Huế. Ảnh: khamphavietnam. Cứ mỗi độ vào mùa hè, nuốc thường nổi thành từng mảng dày, những người ngư dân vớt lên, ngâm vào nước và bán nhiều ở các chợ đầu mối. Nuốc được chia làm 2 phần gồm tai và chân. Phần tai rất thích hợp để kẹp với các loại rau sống chấm với ruốc hoặc làm gỏi. Nhưng đặc sắc nhất phải kể đến chân nuốc, giòn giòn, sần sật – làm nên linh hồn của món ăn nổi tiếng xứ Huế: Bún giấm nuốc. Thưởng thức món ăn ngon nổi tiếng xứ Huế trong hành trình về thăm cố đô Nuốc chân mua về sẽ được ngâm trong nước lạnh và lá ổi để tạo được độ giòn. Lúc gần ăn thì vớt ra để ráo, càng ráo thì càng ngon. Món bún giấm nuốc ngon là nhờ vào phần nước lèo ăn kèm. Phần nước này được làm từ những con tôm còn tươi vẫn còn nhảy tanh tách, bóc vỏ, bỏ đầu, chừa lại đuôi cho đẹp mắt.  Sau đó nêm đầy đủ gia vị cho thấm. Thịt ba chỉ sẽ được cắt miếng nhỏ vừa ăn, ướp gia vị. Phi dầu với hành cho thơm, gia thêm tí ớt bột, xào thấm tôm thịt. Riu riu trong lửa nhỏ chừng 10 phút cho thịt tôm thấm rồi châm thêm nước dùng xăm xắp. Sự kết hợp của nhiều nguyên liệu tạo nên món ăn ngon nổi tiếng xứ Huế. Ảnh: Dulichxuhue. Nêm nước dùng cho vừa  thấm tháp rồi cho cà chua bi (cà chua nam) vào cho sôi vài dạo rồi tắt bếp. Màu cam từ gạch tôm hòa với màu đỏ của cà chua sẽ tạo nên một hỗn hợp nước lèo sanh sánh rất riêng.  Rau sống ăn kèm gồm một vài loại rau thơm và đặc biệt phải có bắp chuối sứ trắng bào nhuyễn. Ngoài ra, còn phải chuẩn bị thêm đậu phụng rang vàng giã dập, bánh tráng mè nướng, mắm ruốc, thêm vài trái ớt xanh mới thật đúng điệu. Tất cả tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn ngon nổi tiếng xứ Huế. Lấy một cái tô vừa dùng, cho các loại rau sống vào trước tiên, sau đó bún tươi cọng nhỏ, chan nước lèo vào xăm xắp, cho thêm ít hành ngò, rải đậu phụng rang lên nêm một chút ruốc, chút ớt sa tế và trên cùng, đừng quên cho vào dăm bảy chân nuốt.  Món bún ấm nóng, thơm nồng mùi rau thơm, ngọt đậm đà của nước lèo tôm tươi hòa quyện cái beo béo của bánh tránh, đậu phụng, đặc biệt vị ngọt giòn tan của những con nuốt sần sật trong miệng hứa hẹn sẽ là món khó quên. Món ăn ngon nổi tiếng xứ Huế níu chân thực khách gần xa. Ảnh: amthucxuhue. Nếu có dịp đến Huế, đi ngang qua chợ Đông Ba, hay xuôi về phía cầu Gia Hội, rẽ qua Chi Lăng, là những địa điểm để du khách có thể thưởng thức món ăn ngon nổi tiếng xứ Huế. Trong những cái nắng oi bức của tiết trời xứ Huế món bún giấm nuốc này tựa như là thứ đặc sản dành riêng cho mảnh đất Cố Đô vào mỗi độ hè đến. Du lịch | Cập nhận tin tức Du Lịch 24/7 Nguồn: Sưu Tầm
http://dlvr.it/SSWQvD

Sunday, June 19, 2022

Thử thách 6 ngày 6 đêm khám phá tuần lễ Festival Huế 2022

Festival Huế 2022 được tổ chức trong suốt các tháng trong năm với nhiều hoạt động thú vị – Ảnh: THƯỢNG HIỂN Festival Huế 2022 là kỳ festival đầu tiên tổ chức theo định hướng 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông với hơn 50 hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra quanh năm nhằm tôn vinh, quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng đất, khai thác các thế mạnh về danh thắng, kiến trúc, du lịch tâm linh, thu hút khách du lịch hướng đến việc đưa Huế thành thành phố festival đặc trưng của Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Phúc, giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết: “Festival Huế 2022 là dịp để tỉnh giới thiệu nhiều hơn, đa dạng hơn các giá trị văn hóa cũng như các tiềm năng du lịch khác của Thừa Thiên Huế. Các hoạt động trong khuôn khổ festival sẽ trải đều các tháng trong năm, mà điểm nhấn là tuần lễ festival cuối tháng 6. Du khách trong nước và quốc tế có thể chủ động đến Huế vào bất cứ thời điểm nào trong năm để tham gia lễ hội và khám phá vẻ đẹp Huế”. Tuần lễ Festival Huế 2022 sẽ diễn ra từ ngày 25-6 đến 30-6-2022. Đặc biệt, tất cả các chương trình, lễ hội trong tuần lễ đều được mở cửa miễn phí (trừ chương trình nghệ thuật khai màn) phục vụ du khách. Các chương trình nghệ thuật, lễ hội quy mô, độc đáo và hoành tráng sẽ được tổ chức bao gồm: chương trình nghệ thuật khai màn, chương trình biểu diễn hằng đêm của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế, lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa”, lễ hội bia, chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn, chương trình quảng diễn “Ngàn xưa âm vọng”, chương trình “Hoàng cung giao hòa”, đêm Gala giã bạn. Cũng trong tháng 6 này, hành trình quảng bá điểm đến với tên gọi “Visit Hue” sẽ được Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức với sự tham gia của đông đảo những người truyền cảm hứng du lịch hàng đầu Việt Nam. Hành trình “Visit Hue” kéo dài từ 20-6 đến 26-6-2022 là hoạt động truyền thông trọng điểm của du lịch Huế trong năm nay với thông điệp “Huế không chỉ có di sản…”. Những vị khách đặc biệt trong chuyến đi này sẽ kể chuyện về Huế theo những cách riêng để khơi gợi các vẻ đẹp Huế từ thiên nhiên, di sản đến ẩm thực. Tuổi Trẻ Online – Du Lịch – RSS Feed
http://dlvr.it/SSScHY

Saturday, June 18, 2022

Thái Lan bỏ quy định đeo khẩu trang, bỏ bảo hiểm y tế với du khách

Du khách đi dạo trên bãi biển ở đảo Koh Pai tại Krabi, Thái Lan – Ảnh: CNA Theo Hãng tin Reuters, Bộ trưởng Bộ Du lịch Thái Lan Pipat Ratchakitprakan cho biết hệ thống “Thẻ thông hành Thái Lan” (du khách phải xin từ nhà chức trách Thái Lan trước khi nhập cảnh) sẽ bị tạm dừng áp dụng từ ngày 1-7.  “Thẻ thông hành Thái Lan” (Thailand Pass) là một nền tảng trực tuyến, trên đó khách du lịch được yêu cầu nộp các tài liệu và thông tin trước khi nhập cảnh vào nước này. Kể từ ngày 1-7, tất cả du khách cũng không còn bị yêu cầu mua bảo hiểm du lịch để được nhập cảnh nước này. Tuy nhiên, khách du lịch vẫn phải xuất trình bằng chứng tiêm chủng hoặc kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính. Những bằng chứng đó sẽ được nhân viên hãng hàng không kiểm tra trước khi khởi hành. Với việc Thái Lan đang tiến đến giai đoạn xem COVID-19 là bệnh đặc hữu, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) cho biết, họ đã quyết định bỏ nhiều biện pháp hạn chế đã được áp dụng trước đây. Ngày 17-6, CCSA nói rằng việc đeo khẩu trang sẽ trở thành biện pháp tự nguyện từ tháng tới. Mặc dù không bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng nữa, họ khuyên người dân nên đeo khẩu trang nếu có mặt ở những nơi đông đúc hoặc nếu không khỏe. Thái Lan là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất thế giới, nhưng các doanh nghiệp du lịch thời gian qua đã phàn nàn về việc nước này yêu cầu người nước ngoài nộp nhiều loại giấy tờ, từ giấy chứng nhận xét nghiệm và tiêm vắc xin COVID-19 cho tới mua bảo hiểm y tế và đặt trước phòng khách sạn. Các yêu cầu này được cho là đã cản trở sự phục hồi của ngành du lịch ở Thái Lan. Năm 2019, Thái Lan đã đón tiếp gần 40 triệu lượt du khách quốc tế. Tuy nhiên, năm ngoái, họ đón số du khách chưa đến 1% con số này, mặc dù đã nới lỏng các yêu cầu cách ly. Tuổi Trẻ Online – Du Lịch – RSS Feed
http://dlvr.it/SSQNp3

Friday, June 17, 2022

Mở hướng kết nối tuyến du lịch biển đảo Cô Tô – Bạch Long Vĩ

Lãnh đạo huyện Bạch Long Vĩ, TP Hải Phòng và huyện Cô Tô, Quảng Ninh ký kết chương trình hợp tác, thúc đẩy kết nối giữa hai địa phương – Ảnh: MINH NHẬT Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 17-6, ông Trần Quang Tường – bí thư, chủ tịch UBND huyện Bạch Long Vĩ, TP Hải Phòng – cho biết huyện vừa cùng lãnh đạo huyện Cô Tô tổ chức buổi làm việc, ký kết nội dung chương trình hợp tác, tăng cường kết nối giữa hai địa phương. Là hai địa phương đầu tiên triển khai cụ thể hóa kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về chương trình hợp tác giữa hai tỉnh, thành phố, hai huyện đảo có nhiều điểm tương đồng khi cùng nằm trên vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc và đều nằm trên ngư trường lớn của vịnh Bắc Bộ, có vị trí chiến lược về quốc phòng – an ninh, cũng như nhiều lợi thế để phát triển du lịch, kinh tế biển. Tuy nhiên, sau gần 30 năm thành lập, huyện đảo Bạch Long Vĩ vẫn còn nhiều khó khăn do vấn đề giao thông đi lại giữa đảo và đất liền. Hiện huyện chỉ có một tàu khách mang tên Hoa Phượng Đỏ (mới đưa vào hoạt động từ tháng 7-2020), sức chứa 200 hành khách và có thể hoạt động được trong điều kiện sóng cấp 6-7 với tần suất 3 chuyến/tháng, hành trình kéo dài khoảng 7-8 tiếng/một chiều đi. Một góc huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh – Ảnh: TIẾN THẮNG Với huyện Cô Tô, hiện Quảng Ninh đã có nhiều nét khởi sắc bởi việc đưa điện lưới ra huyện đảo giúp người dân yên tâm bám biển, bám đảo để phát triển kinh tế. Đặc biệt, Cô Tô đang dần trở thành khu du lịch biển đảo hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đánh giá tổng quan những tiềm năng lợi thế, lãnh đạo huyện Cô Tô và huyện Bạch Long Vĩ thống nhất cần tăng cường sự hợp tác trên các mặt đời sống kinh tế – xã hội. Trong đó, với lợi thế là khu du lịch biển đảo mang tầm vóc quốc tế và thời gian đi từ đảo Cô Tô tới Bạch Long Vĩ chỉ bằng khoảng 1/3 so với thời gian đi từ đất liền Hải Phòng nên lãnh đạo hai huyện thống nhất việc nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền thiết lập tuyến, luồng giao thông đường biển để kết nối hai đảo. Huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh đang trở thành điểm đến của nhiều du khách, việc di chuyển từ đây sang đảo Bạch Long Vĩ của Hải Phòng chỉ bằng 1/3 thời gian so với đi từ đất liền Hải Phòng – Ảnh: TIẾN THẮNG Đây cũng là bước đi đầu tiên để thúc đẩy phát triển dịch vụ, du lịch biển đảo vùng Đông Bắc. Tuổi Trẻ Online – Du Lịch – RSS Feed
http://dlvr.it/SSMkg7

Thursday, June 16, 2022

Phố ẩm thực Quy Nhơn hút du khách với nhiều đặc sản và món ăn nghe lạ tai

Quy Nhơn là thành phố biển được biết sau Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hạ Long… tuy nhiên lại là thành phố biển đang được du khách các tỉnh phía Bắc yêu thích và chọn lựa làm nơi nghỉ dưỡng, đi du lịch nhiều nhất trong thời điểm hiện tại. Bởi là thành phố biển nổi tiếng muộn, nhưng lại là thành phố biển có con đường bám bãi biển đẹp nhất nhì trong cả nước.  Thành phố Quy Nhơn đã quy hoạch con đường bám bãi biển dài hơn 5km, cùng đó là hàng chục công viên tạo khoảng không gian thoáng, trong lành và đẹp để khách du lịch cũng như người dân có thể phóng tầm mắt nhìn ra biển mà không bị che khuất bởi các nhà hàng, khách sạn hay resorst. Cửa hàng số 22 Ngô Văn Sở, với các món ăn đêm nổi tiếng ở Quy Nhơn. Clip Huy Hoàng Đặc biệt Quy Nhơn cũng tạo những khu vui chơi, ăn uống giải trí mang đậm nét văn hóa, ẩm thực của người Quy Nhơn như Chợ đêm, phố ẩm thực… Phố ẩm thực đêm nằm trên đường Ngô Văn Sở, nối giữa 2 con đường Nguyễn Huệ và Xuân Diệu, bên cạnh Quảng trường trung tâm. Con phố dài hơn 100 m có gần 30 hàng quán kinh doanh ăn uống khác nhau. Món ăn đêm nổi tiếng ở Quy Nhơn với đủ các món ăn đặc sản, hấp dẫn với khách du lịch. Ảnh: Huy Hoàng Phố ẩm thực được hình thành từ rất lâu (Khoảng thập niên 90), ban đầu xuất phát từ gia đình bà Thu (bán bún, bánh canh), sau đó các gia đình khác cũng bán thêm nhiều món ăn tạo nên con phố Ẩm thực như bây giờ. Món ăn đêm nổi tiếng ở Quy Nhơn. Những xiên nem lụi tươi rói và dậy mùi thơm Được biết, phố Ẩm thực Quy Nhơn chủ yếu là các hộ kinh doanh tại nhà, không phải thuê mặt bằng nên không phải chịu áp lực giả tiền thuê nhà, vì vậy đồ ăn ở đây giá bán cũng mềm hơn, du khách có thể ăn thoải mái mà không sợ bị chặt chém. Phố bắt đầu từ 14h và kết thúc khi hết khách (khoảng 12h đêm). Phố đông khách nhất từ 19h đến 21h hàng ngày. Tré, một trong những món ăn đêm nổi tiếng ở Quy Nhơn Món ăn đêm nổi tiếng ở Quy Nhơn hấp dẫn tín đồ ăn vặt cũng và ăn khuya như: mực ngào, bánh khọt, các loại hải sản, nem nướng, bánh xèo tôm nhảy, bánh tai vạc, quả tré…sinh tố, kem bơ… Tré là món ăn đặc trưng ở Quy Nhơn, nó giống như nem chua của Thanh Hóa hay nem chua Hà Nội. Tuy nhiên với tré của Quy Nhơn lại được làm cầu kỳ hơn khi được bó bằng những lọn rơm thơm, sạch. Bên trong nhân của tré là thịt lợn trộn lẫn chút bì và lá ổi, hạt tiêu. Tré cũng là món ăn đặc sản hút khách ở nhiều tỉnh miền Trung, nhất là Bình Định, khi ăn người dùng sẽ lột lớp rơm bên ngoài, dùng đũa đánh tơi phần thịt bên trong, có thể ăn cuốn với bánh tráng, rau sống chấm nước mắm tỏi ớt hoặc tương ớt. Các món bánh như bánh ít trần nhân mặn, bánh tai vạc (quai vạc) nhân tôm và đậu xanh, bánh bèo… giá từ 10.000 đồng một phần. Món ăn đêm nổi tiếng ở Quy Nhơn. Bánh xèo tôm nhảy giá 15.000 đồng một cái có nhân tôm, mực hay thịt bò đầy đặn. Ở đây nổi tiếng với các món ăn vặt như nem nướng, mực nướng, chả cả nướng cuốn rau răm…hay bánh xèo, bánh căn… Bánh xèo, bánh khọt cũng là một trong món ăn đêm nổi tiếng ở Quy Nhơn Bánh xèo Quy Nhơn cũng khác với bánh xèo ở các vùng miền khác, bởi hương vị, nguyên liệu hải sản là đặc trưng. Nếu như bánh xèo Nam Bộ là bột mì trộn với trứng, nhân bánh thì có giá, thịt ba chỉ, tôm và hành thì với bánh xèo Quy Nhơn lại được làm với nhân là hải sản như tôm, mực nhảy, trứng và giá, thịt bò… Bánh xèo tôm nhảy giá 15.000 đồng một cái có nhân tôm, mực hay thịt bò đầy đặn. Ngoài bột gạo, bánh xèo còn có thêm trứng. Khi ăn, khách dùng kéo cắt nhỏ miếng bánh, cho bánh xèo và rau sống cuộn tròn trong bánh tráng dẻo, chấm nước mắm chua ngọt. Món ăn đêm nổi tiếng ở Quy Nhơn. Bánh khọt, một trong những món ăn đặc trưng của miền Trung Bánh khọt với nhân thịt bò, tôm, trứng cút, mực… chiên trên chảo vàng ươm. Mỗi phần ăn có 10 cái, giá 30.000 đồng. Quán cô Loan là địa chỉ gợi ý cho du khách, chuyên bán bánh khọt, bánh xèo tôm nhảy hơn 15 năm. Bạn cũng có thể thử qua món chả ram tôm đất giòn rụm, phần nhân ngọt vị tôm và thịt ba chỉ. Mỗi cuốn nem chỉ bằng ngón tay trỏ, ăn chung với rau thơm chấm nước mắm chua ngọt, hoặc chấm trực tiếp với tương ớt cũng rất ngon. Giá mỗi phần ăn dao động 35.000 – 40.000 đồng, đủ cho hai người dùng. Món ăn đêm nổi tiếng ở Quy Nhơn Món ăn đêm nổi tiếng ở Quy Nhơn Món ăn đêm nổi tiếng ở Quy Nhơn Các món hải sản cũng được bày bán trong phố ẩm thực như phần ghẹ, tôm, mực, ốc, hàu chưa qua chế biến, khách gọi món quán mới bắt đầu làm. Món ăn đêm nổi tiếng ở Quy Nhơn Món ăn đêm nổi tiếng ở Quy Nhơn Ngoài những món ăn ngon nổi tiếng ở Quy Nhơn thì phố Ẩm thực còn có những quán bán đồ mang về làm quà với những đặc sản của thành phố biển này như: các loại khô cá, mực rim còn có tré, nem, bánh tráng, bánh ít lá gai, bánh hồng… đồng thời là những quán hàng sinh tố cực kỳ đa dạng và phong phú các loại nước sinh tố mix với nhau, thơm ngon và tươi. Đặc biệt là hàng kem bơ rất đông khách là thanh niên trẻ của thành phố biển cũng như du khách ở các tỉnh đến thưởng thức. Món ăn đêm nổi tiếng ở Quy Nhơn Món ăn đêm nổi tiếng ở Quy Nhơn Kem bơ cũng là một trong những món ăn đêm nổi tiếng ở Quy Nhơn Du lịch | Cập nhận tin tức Du Lịch 24/7 Nguồn: Sưu Tầm
http://dlvr.it/SSJQwL

Wednesday, June 15, 2022

Báo nước ngoài nói về việc du khách Việt bị cướp đồng hồ 1,2 tỷ đồng khi du lịch ở Italy

Tờ Milano Today của Italy đưa tin, sự việc xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/6 theo giờ địa phương. Một du khách được xác định là du khách Việt, khi đi qua đoạn đường Via Silvio Pellico, cách quảng trường Piazza del Duomo thuộc thành phố Milan một đoạn ngắn thì bất ngờ bị cướp. Tên cướp tiếp cận du khách 57 tuổi từ phía sau và giật chiếc đồng hồ của nạn nhân. Hiện danh tính của vị khách người Việt chưa được cảnh sát công bố. Được biết, hung thủ cướp chiếc đồng hồ đeo tay hiệu Patek Philippe trị giá 50.000 Euro (hơn 1,2 tỷ đồng). Du khách người Việt bị cướp đồng hồ bạc tỷ ở Milan (Ảnh: Milan Today). Báo nước ngoài cảnh báo du khách Việt và du khách quốc tế về nạn trộm cướp Nghi phạm là một người đến từ Algeria, 28 tuổi. Tuy nhiên, trước khi bị bắt, nghi phạm kịp đưa chiếc đồng hồ đắt giá cho đồng phạm. Hiện đồng phạm của người này chưa bị bắt. Phía cảnh sát cũng chưa công bố danh tính những người có liên quan trong vụ việc. Truyền thông nước này cho biết, đây không phải là vụ cướp giật đầu tiên xảy ra tại Italy kể từ khi nước này mở cửa trở lại với du khách nước ngoài. Tuần trước, cảnh sát địa phương vừa bắt giữ một người đàn ông 32 tuổi vì tội ăn trộm một chiếc đồng hồ đắt tiền của du khách. Chiếc đồng hồ hạng sang cũng thuộc hiệu Patek Philippe. Trên thực tế, các vụ trộm cắp tại châu Âu nhằm vào du khách là điều không còn hiếm gặp. Theo thống kê từ The Global Economy năm 2016, các nước châu Âu chiếm tới 6 suất trong top 10 nơi có tỷ lệ trộm cắp lớn nhất thế giới tính trên 100.000 người. Cụ thể, Đan Mạch là quốc gia dẫn đầu với tỷ lệ 3.949 kẻ trộm/100.000 người. Tiếp sau đó là Thụy Điển với tỷ lệ 3.817/100.000 người. Có thể thấy, đây là những con số đáng báo động để du khách cần lưu tâm. Du khách cần thận trọng khi du lịch ở nước ngoài (Ảnh: The Savvy Backpacker). Tháng 10/2018, một trang du lịch nổi tiếng Trip Savvy thậm chí dành nguyên bài viết nói về những thành phố ở châu Âu – nơi nạn móc túi được “nâng tầm nghệ thuật”. Tại đó có những “cao thủ” trà trộn vào những điểm du lịch hút khách, hay xuất hiện tại các phương tiện giao thông công cộng. 3 thành phố được chỉ “đích danh” gồm Rome (Italy), Barcelona (Tây Ban Nha) và Prague (Cộng hòa Séc). Cũng theo đó, trên trang web The Savvy Backpacker đã tổng hợp những kiểu điển hình dễ gặp phải trộm cắp để du khách cần phòng tránh khi tới châu Âu du lịch. Những người vận động từ thiện   Khi du khách mải xem những tờ giấy xác nhận từ thiện, sẽ có kẻ tranh thủ thó đồ từ phía sau. Nạn này diễn ra nhiều nhất ở Paris, Pháp. Trên các phương tiện giao thông công cộng như tàu điện Tại đây, trộm cướp sẽ thành băng nhóm phối hợp với nhau rất thuần thục. Cây rút tiền ATM Đây là nơi cần thận trọng tối đa bởi khi khách rút tiền có thể rơi vào tầm ngắm của kẻ trộm. Du lịch | Cập nhận tin tức Du Lịch 24/7 Nguồn: Sưu Tầm
http://dlvr.it/SSF1fK

Tuesday, June 14, 2022

Có còn cứu được san hô hư hại ở Hòn Mun?

Xác san hô chết bị sóng đánh dồn lên bờ tại đảo Hòn Mun – Ảnh: Ban quản lý vịnh Nha Trang Trưởng Ban quản lý vịnh Nha Trang Huỳnh Bình Thái cho biết vừa kiểm tra thực trạng san hô tại Hòn Mun và nhiều đảo trong vịnh Nha Trang. San hô ở Hòn Mun bị tàn hại từ khi nào? Ông Huỳnh Bình Thái cho biết theo kết quả khảo sát vào ngày 12-6, không chỉ có san hô tại Hòn Mun mà ở các đảo khác trong vịnh Nha Trang đều có san hô bị hư hại rất nhiều, suy giảm 70 – 80% so với kết quả khảo sát từ năm 2015. San hô ở vịnh Nha Trang bị hư hại theo hai dạng chính là bị tẩy trắng (vào năm 2019) và bị gãy đổ. Tình trạng đó đã diễn ra từ cách đây khoảng 4 năm rưỡi.  Về nguyên nhân tàn hại san hô, theo Ban quản lý vịnh Nha Trang, “độ phủ san hô tại các trạm khảo sát trong năm 2022 bị suy giảm so với năm 2015 có thể lý giải bởi tác động của bão số 12 năm 2017, sự bùng nổ sao biển gai năm 2018 – 2019, tẩy trắng san hô năm 2019 và ảnh hưởng của bão số 9 năm 2021.  Hầu hết san hô tại vùng rạn cạn ở độ sâu từ 1 – 3m bị sóng đánh làm gãy đổ và khả năng phục hồi tự nhiên là rất chậm”. Ban cũng thừa nhận: “Bên cạnh đó, khối lượng xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển, san lấp lấn biển trên các đảo trong vịnh Nha Trang dẫn đến lượng trầm tích trong nước tăng cũng tác động phần nào đến các hệ sinh thái rạn san hô tại khu vực khảo sát”. Giúp san hô hồi phục được không? Theo tiến sĩ Nguyễn Tác An – nguyên viện trưởng Viện Hải dương học tại Nha Trang, san hô ở vịnh Nha Trang, đặc biệt là trong khu vực Khu bảo tồn biển Hòn Mun, đã được khảo sát quốc tế là rất phong phú, có đến khoảng 380 loài.  “San hô chết, san hô bị hư hại là một trong những biểu hiện của sự suy thoái về môi trường biển. Đó là một vấn nạn rất nguy hiểm, nó gây ra nhiều tác hại từ từ giống như một bệnh nan y vậy” – ông An nói. Trên thế giới, theo ông An, người ta đã tổng kết có 8 nguyên nhân gây ra và dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường sinh thái biển. Bên cạnh nguyên nhân tự nhiên, trong các nguyên nhân do con người gây ra, có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường trên bờ và cả do các hoạt động xây dựng trên các đảo trong khu vực. Tuy nhiên, theo ông An, “muốn nói san hô chết do nguyên nhân nào thì cũng đều phải có kết quả kiểm tra, khảo sát khoa học, có số liệu cụ thể, chính xác thì mới khẳng định được”. Còn về khả năng cứu các rạn san hô ở Hòn Mun và cả trong vịnh Nha Trang đã bị hư hại, theo tiến sĩ An, “con người và khoa học đều có thể làm được”.  Cụ thể là cần phải tổ chức cho các chuyên gia đi kiểm kê, đánh giá lại hiện trạng các vùng bảo tồn có san hô và đa dạng sinh học bị suy giảm để xác định nguyên nhân, xác định loài san hô bị chết thì mới đề xuất được giải pháp khắc phục.  Về khả năng phục hồi của san hô, cũng theo ông An, trong 380 loài san hô ở vịnh Nha Trang có những loài phát triển rất chậm nhưng cũng có nhiều loài san hô sinh trưởng, phát triển nhanh (khoảng 1,6cm/năm). Thời gian để thực hiện các biện pháp khảo sát, đề xuất giải pháp khắc phục đó cũng phải mất cả năm trời. Còn chi phí cho các nhà khoa học để thực hiện, theo ông An, là “cũng không nhiều, nếu chỉ thực chi cho khoa học, đúng mục đích, không đưa các hoạt động khác không cần thiết bám vào đó để chi tiền, lấy kinh phí”. Tuổi Trẻ Online – Du Lịch – RSS Feed
http://dlvr.it/SS9YSZ

Monday, June 13, 2022

Khai thác núi rừng, thác Tây Nguyên sao cho hấp dẫn?

Du khách khám phá thác Dray Nur bằng xe ôtô địa hình (Offroad) từ thác Dray Nur – Dray Sáp Thượng (Gia Long), Gia Lai – Ảnh: N.BÌNH Chiều 11-6, hội nghị bàn về giải pháp phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa TP.HCM và các tỉnh Tây Nguyên đã diễn ra tại TP Kon Tum, gợi mở về những cách thức liên kết mới nhằm tăng sức bật cho ngành du lịch của 5 tỉnh Tây Nguyên. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Võ Anh Tài, phó tổng giám đốc Saigontourist Group, cho biết các tài nguyên du lịch của Tây Nguyên hoàn toàn đủ sức cho ra những sản phẩm du lịch đậm văn hóa Việt Nam cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Tuy vậy, từ trước đến nay, đây chưa phải là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều du khách. Để nhanh chóng đẩy mạnh hồi phục du lịch sau dịch, theo ông Tài, bên cạnh tour liên tuyến hiện có, các tỉnh Tây Nguyên cũng cần chú trọng những tour đơn tuyến, tạo được bản sắc riêng cũng như tăng tính trải nghiệm, kéo dài thời gian lưu trú cho du khách. “Tây Nguyên có đủ tài nguyên thiên nhiên để đa dạng nhiều sản phẩm khác nhau từ du lịch văn hóa đến du lịch về với thiên nhiên, khám phá núi rừng đại ngàn, du lịch mạo hiểm… đáp ứng phân khúc khách hàng rộng. Bên cạnh những sản phẩm đã có, các tỉnh vẫn cần làm thêm sản phẩm mới đón được xu hướng của du khách. Trong đó, hoàn thiện dần các dịch vụ, đảm bảo an toàn khi đón du khách”, ông Tài nhấn mạnh. Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cũng cho biết trong tổng số khách đến Tây Nguyên hằng năm, hơn 60% lượng khách đến từ TP.HCM, và được khai thác từ doanh nghiệp lữ hành tại TP. Hiện các chương trình du lịch đơn tuyến và đa tuyến, chương trình du lịch caravan… đều rất hút khách. Tuy nhiên, do công tác quảng bá còn hạn chế nên chưa nhiều du khách biết rõ những nét đặc sắc của vùng đất này. Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp lữ hành Saigontourist, Vietravel giới thiệu một số sản phẩm du lịch mới đến Tây Nguyên vừa được thiết kế sau chuyến khảo sát, hứa hẹn đem đến một lượng khách lớn tới khu vực này trong mùa hè 2022. Bà Phan Thị Thắng – phó chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết trước hội nghị, đoàn TP.HCM đã khảo sát các điểm du lịch nổi bật của 3 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum. Từ chuyến đi, những người làm trong ngành du lịch đều nhìn nhận đây là khu vực rất tiềm năng và có nhiều tài nguyên để làm mới sản phẩm, khách đến mà không bị trùng lắp, thêm nhiều lựa chọn. “Nhiều điểm đến riêng lẻ đang gợi ý cho các doanh nghiệp, địa phương cùng suy nghĩ, vừa phát triển du lịch vừa mang tính chất bảo tồn, giáo dục, và phát triển kinh tế”, bà Thắng cho biết. Bà Thắng cũng đề nghị TP.HCM và các tỉnh Tây Nguyên chỉ đạo các điểm đến, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phục vụ khách du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực và tăng cường liên kết, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành TP và các tỉnh Tây Nguyên khai thác, tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng thu hút du khách. Sau hội nghị, các địa phương cũng đã thống nhất 4 nội dung hợp tác phát triển du lịch gồm: công tác quản lý nhà nước, công tác phát triển sản phẩm, liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch, và đào tạo nguồn nhân lực. Trong đó, sẽ phát huy vai trò của hiệp hội du lịch các địa phương và doanh nghiệp các địa phương để triển khai các hoạt động liên kết hợp tác. Trước mắt, tập trung phát triển những sản phẩm mới được giới thiệu, công bố tại hội nghị. Thời gian tới sẽ đẩy mạnh các hoạt động kết nối, giao thương và khảo sát cho doanh nghiệp lữ hành từ TP.HCM để xây dựng và khai thác sản phẩm đến các tỉnh Tây Nguyên. Tuổi Trẻ Online – Du Lịch – RSS Feed
http://dlvr.it/SS6BDR

Sunday, June 12, 2022

Bạn trẻ TP.HCM trải nghiệm cưỡi ngựa vui chơi cuối tuần

Bạn trẻ thích thú trải nghiệm cưỡi ngựa tại TP Thủ Đức Tọa lạc tại số 58 Tam Đa, phường Long Trường, TP Thủ Đức, khu trải nghiệm cưỡi ngựa Vietgangz Horse Club những ngày qua đang được nhiều gia đình và bạn trẻ lựa chọn là điểm đến cho những ngày cuối tuần. Tại đây có dịch vụ cho khách cưỡi ngựa. Để có thể trải nghiệm, người chơi cần phải đặt trước. Ngoài ra ở đây còn nhận đào tạo học viên yêu thích bộ môn cưỡi ngựa. Chị Phạm Hồng Thùy Trinh – quản lý câu lạc bộ – cho biết chị mong muốn nhiều người, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn đều có thể chơi bộ môn này. “Giá một lần là 490.000 đồng, được cưỡi ngựa trong vòng 45 phút. Người chơi sẽ được làm quen với ngựa, được hướng dẫn cách dắt ngựa, cách leo và nắm dây cương để thăng bằng trên lưng ngựa, cầm dây cương và tự điều khiển ngựa. Vì là bộ môn mạo hiểm nên người chơi cần có tinh thần vững, có tình yêu với động vật, đam mê với ngựa và đảm bảo các quy tắc an toàn” – chị Trinh nói thêm. Chị Thu Linh (Đồng Nai) bộc bạch: “Mình thích bộ môn cảm giác mạnh, biết ở đây có chỗ để cưỡi ngựa nên cùng bạn đi từ Long Thành vào để chơi. Mình phải đặt trước và hẹn giờ để khi đến là có ngựa trải nghiệm liền”. Anh Trần Duy An Khương (quận 7, TP.HCM) học khóa nâng cao nên có thể cưỡi ngựa thuần thục Để đảm bảo quy tắc an toàn, người chơi bắt buộc phải mang giày, nón bảo hộ, áo giáp trong quá trình cưỡi ngựa Người chơi dắt ngựa để làm quen trước khi leo lên lưng ngựa Nhiều em nhỏ thích thú được cưỡi ngựa thực tế Khung giờ phù hợp để cưỡi ngựa là sáng từ 6h – 10h và chiều từ 15h – 18h Chị Thảo (Đồng Nai) cùng bạn đến TP.HCM để trải nghiệm Là huấn luyện viên có kinh nghiệm hơn 10 năm, anh Kaan Uyaroglu luôn theo sát học viên Tuổi Trẻ Online – Du Lịch – RSS Feed
http://dlvr.it/SS3MTT

Saturday, June 11, 2022

Lên Bát Xát thưởng ngoạn Lễ hội mùa Thu “Y Tý – Sức hút đại ngàn”

Trải nghiệm dù lượn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Bát Xát đến với đông đảo du khách Du lịch Bát Xát kích cầu du lịch với Lễ hội mùa Thu 2022 Lễ hội là hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Bát Xát đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước, tạo cơ hội cho du khách được tham quan, trải nghiệm sắc màu văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Đồng thời, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tư và tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, từ đó đa dạng hóa các sản phẩm du lịch thúc đẩy du lịch Bát Xát ngày càng phát triển. Theo Kế hoạch, các hoạt động của Lễ hội sẽ bắt đầu diễn ra từ tháng 6 đến 10.2022 gồm các hoạt động: Trại sáng tác ca khúc về Bát Xát; Ngày hội du lịch trải nghiệm Lê Tai nung tại thôn Kin Chu Phìn 1, xã Nậm Pung; Trải nghiệm Lễ hội “Khu Già Già” của người Hà Nhì, tại thôn Choản Thèn, xã Y Tý; Giải bán Marathon “Về thượng nguồn Lũng Pô – Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”; Giải Leo núi chinh phục đỉnh Lảo Thẩn lần thứ V; Trải nghiệm, tham quan trình diễn Dù lượn, chèo SUP, cắm trại, tại xã Dền Thàng, Mường Hum. Nhân dịp này, UBND huyện Bát Xát sẽ công bố Quyết định công nhận điểm Du lịch thôn Choản Thèn, xã Y Tý; Quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Tri thức dân gian canh tác ruộng bậc thang của người Hà Nhì huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”. Ngày hội văn hóa – thể thao các dân tộc khu vực xã Y Tý; trưng bày triển lãm ảnh đạt giải trong cuộc thi ảnh nghệ thuật “Vẻ đẹp du lịch Bát Xát” năm 2021; ngày hội bánh dân gian các dân tộc trong huyện;… Hiện, UBND huyện Bát Xát đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cho từng hoạt động của Lễ hội, lập sơ đồ tổng thể nơi diễn ra các hoạt động, thống nhất thời gian, địa điểm; công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, thành lập các đội hướng dẫn, hỗ trợ du khách và cách thức tổ chức các nội dung diễn ra trong chuỗi các hoạt động đảm bảo chu đáo, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc; tăng cường hoạt động quảng bá các sản phẩm du lịch đặc trưng đến du khách gần, xa. Du lịch | Cập nhận tin tức Du Lịch 24/7 Nguồn: Sưu Tầm
http://dlvr.it/SS1BSs

Friday, June 10, 2022

Hàng dừa ven đường biển Nha Trang bị đốn hạ, chính quyền nói gì?

Hàng dừa hơn 10 năm tuổi dọc đường Trần Phú bị chặt hạ – Ảnh: MINH CHIẾN Những ngày qua, chính quyền TP Nha Trang cho chặt nhiều cây dừa ở đường biển Trần Phú. Những cây dừa được trồng hàng chục năm bị chặt hạ khiến người dân và du khách tiếc nuối. Ghi nhận vào ngày 10-6, gần 40 cây dừa, nằm ở vị trí từ tháp Trầm Hương kéo dài đến cầu Trần Phú, bị chặt bỏ. Những cây dừa có đường kính khoảng 70cm, cao hơn 10m phần thân và nhánh cây đã được di dời. Phần gốc vẫn bám tại mặt vỉa hè đường Trần Phú. Ông Vũ Mạnh Cường, người dân sống ở phường Lộc Thọ, cho biết: “Mấy cây dừa này phải hơn 10 năm mới cao và có tán rộng như vậy. Chặt thì rất tiếc, trong khi dọc công viên bờ biển rất cần cây tạo cảnh quan và bóng mát mỗi buổi chiều nắng gắt”. Một số người dân cũng thắc mắc nếu cần thiết phải bỏ cây dừa tại sao không cho di dời mà chặt hạ rất lãng phí, trong khi nhiều nơi công cộng ở Nha Trang vẫn chưa có cây xanh. Những cây dừa con mới được trồng còn quá nhỏ chưa đủ tán rộng để che mát. Lý giải về việc chặt dừa, lãnh đạo UBND TP Nha Trang cho biết đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay, TP đang nâng cấp vỉa hè phía đông đường Trần Phú, đoạn từ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đường Biệt Thự. Vỉa hè sẽ được lát, bó bằng đá granit để đảm bảo mỹ quan, tuổi thọ. Bên cạnh đó, dọc vỉa hè có một số cây dừa đã tồn tại từ lâu, gốc mục, nghiêng ra mặt đường; bẹ, trái sâu bệnh rụng có nguy cơ ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. Mặt khác, do cây dừa cao nên công tác duy trì, chăm sóc gặp khó khăn. Dải cây xanh dọc tuyến công viên bờ biển hiện nay phần lớn là dừa đã đủ độ che mát vỉa hè. Đồng thời, việc tồn tại cây dừa ảnh hưởng đến lối đi dành cho người đi bộ. “Dự án đã được Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép thi công. Các cây dừa trên vỉa hè đường phía đông đường Trần Phú đoạn từ đường Lê Thánh Tôn đến Viện Pasteur được thay thế bằng cây dừa trồng mới trong công viên để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, tạo không gian thông thoáng, mỹ quan cho khu vực”, lãnh đạo UBND TP Nha Trang thông tin. Bà Nguyễn Thị Hồng Sâm, giám đốc Ban quản lý dịch vụ công ích TP Nha Trang (đơn vị được giao nhiệm vụ duy trì, chăm sóc hệ thống cây xanh đô thị), cho biết những gốc dừa sau khi bị đốn hạ đã được dọn dẹp thân cành, còn phần gốc sẽ đào lên để lát đá granit. Dự án vỉa hè có tổng mức đầu tư khoảng 11 – 12 tỉ đồng. Những cây dừa có tán lá xanh tốt và quả vẫn bị đốn hạ – Ảnh: THUẬN THANH Phần gốc dừa trơ trọi trên vỉa hè dọc đường Trần Phú – Ảnh: MINH CHIẾN Những cây dừa bị đốn hạ để phục vụ việc lát đá, nâng cấp vỉa hè – Ảnh: MINH CHIẾN Những cây dừa con được công nhân trồng bên cạnh – Ảnh: MINH CHIẾN Tuổi Trẻ Online – Du Lịch – RSS Feed
http://dlvr.it/SRyW2J

Việt Nam được đề cử 10 hạng mục bình chọn Giải thưởng du lịch thế giới

Tại Giải thưởng du lịch thế giới lần thứ 29 năm 2022, du lịch Việt Nam vinh dự được đề cử tại 10 hạng mục, gồm Điểm đến hàng đầu châu Á 2022; Điểm đến du lịch bền vững hàng đầu châu Á 2022; Điểm đến di sản hàng đầu châu Á 2022; Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á 2022; Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á 2022; Điểm đến dành cho giới trẻ hàng đầu châu Á 2022; Điểm đến bãi biển hàng đầu châu Á 2022; Cơ quan du lịch hàng đầu châu Á 2022 (Tổng cục Du lịch); Điểm đến thành phố hàng đầu châu Á 2022 và Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á 2022. Bầu chọn cho các hạng mục “Hàng đầu châu Á” của Việt Nam tại đây. Tuổi Trẻ Online – Du Lịch – RSS Feed
http://dlvr.it/SRyVyL

Thursday, June 9, 2022

Đàn cò nhạn quý hiếm di cư về Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát

Hơn 1.000 con cò nhạn di cư tới Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát – Ảnh: TTXVN Ông Châu Văn Văn, giám đốc Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), cho biết đã chỉ đạo đội bảo vệ rừng tăng cường công tác bảo vệ, tạo điều kiện tốt nhất cho đàn cò nhạn quý hiếm (khoảng hơn 1.000 cá thể) đang di cư dừng chân và kiếm thức ăn tại khu vực trảng Tà Nốt, thuộc Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.  Theo ông Văn, với những du khách muốn tận mắt xem đàn cò nhạn nói trên, đội bảo vệ rừng sẽ hướng dẫn để họ đỗ xe từ xa, di chuyển theo từng nhóm nhỏ, không gây tiếng ồn, tránh tiếp cận quá gần làm ảnh hưởng đến điều kiện sống của đàn cò nhạn.  Thạc sĩ Hồ Đắc Long, phó trưởng phòng khoa học, bảo tồn và hợp tác quốc tế, Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, cho biết đã nhiều năm nay mới thấy xuất hiện đàn cò nhạn số lượng hơn 1.000 con di cư về vườn. Đây được xem là dấu hiệu đáng mừng cho thấy những trảng cỏ, đất ngập nước và tài nguyên sinh vật ở vườn quốc gia được bảo vệ tốt và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cư ngụ và kiếm ăn của các loài chim di cư.  Cũng theo ông Long, địa điểm dừng chân quen thuộc và yêu thích của cò nhạn từ xưa đến nay chủ yếu tập trung về khu vực trảng Tà Nốt.  Cò nhạn (hay còn gọi cò ốc) có tên khoa học là Anastomus Oscitans, là loài chim thuộc họ hạc, có tên trong Sách đỏ Việt Nam, ở mức nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Trảng Tà Nốt có diện tích gần 100ha, nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc tiểu khu 17, có nhiều nét tương đồng với vùng đất ngập nước của Đồng Tháp Mười, nơi chứa đựng những giá trị lớn về đa dạng sinh học.  Cò nhạn có đặc điểm sống di cư – Ảnh: TTXVN Giám đốc Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát Châu Văn Văn cho biết thêm, đàn cò nhạn bắt đầu xuất hiện từ những ngày cuối tháng 5 đến nay. Thông thường, đàn cò nhạn trú ngụ lại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát trong khoảng thời gian không quá một tháng.  Cò nhạn trưởng thành có sải cánh dài từ 0,6 – 1m, trọng lượng trung bình từ 1 – 1,5kg/con. Chúng sinh sống chủ yếu ở các vùng đất ngập nước ngọt như ao, hồ, kênh, mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa…; thức ăn là các loại ốc, động vật thủy sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Tuổi Trẻ Online – Du Lịch – RSS Feed
http://dlvr.it/SRvHTY

Phó Bí thư Thừa Thiên Huế và Đại sứ Đan Mạch đạp xe hưởng ứng “Câu chuyện về lộ trình xanh”

Sáng ngày 7/6, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức sự kiện “Đạp xe – Câu chuyện về lộ trình xanh” và khai mạc triển lãm “Copenhagen – Thành phố đáng sống – Thành phố xe đạp”. Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đạp xe tại thành phố Huế. Ảnh: Minh Hiếu. Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam- ông Kim Højlund Christensen, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh và đông đảo người dân đã đạp xe để hưởng ứng sự kiện.  Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trong những năm qua, tỉnh  triển khai nhiều hoạt động nhằm khuyến khích người dân và du khách sử dụng phương tiện xe đạp di chuyển trong thành phố Huế nhằm từng bước xây dựng thành phố xe đạp thân thiện với môi trường. Trong thời gian tới, các dự án hạ tầng dành cho xe đạp dọc hai bên bờ sông Hương sẽ được tỉnh tiếp tục triển khai phục vụ nhu cầu của người dân và du khách. Để triển khai thành công, Thừa Thiên Huế mong muốn được học hỏi những mô hình thành phố xe đạp của các nước trên thế giới, đặc biệt như là thành phố xe đạp Copenhagen của Đan Mạch. Triển lãm “Copenhagen – Thành phố đáng sống – Thành phố xe đạp” được tổ chức tại thành phố Huế. Ảnh: Minh Hiếu. Việc đưa xe đạp vào trong hoạt động giao thông và là phương tiện đi lại sẽ là một trong những phương thức để thúc đẩy Huế trở thành thành phố một đô thị du lịch văn minh, hạnh phúc với các tiêu chí xanh, sạch, an toàn, thân thiện môi trường và thông minh. Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Højlund Christensen cho biết, sự kiện này là hoạt động nằm trong chuỗi chiến dịch nhằm mục đích lan tỏa văn hóa đạp xe tại các đô thị, thành phố ở Việt Nam.  Những hình ảnh tại triển lãm sẽ minh họa cho những nỗ lực của thành phố Copenhagen của Đan Mạch trong 20 năm qua để biến thành phố này trở thành thành phố đáng sống và cũng là thành phố thân thiện đối với người đi xe đạp nhất trên thế giới. Ông Kim Højlund Christensen hy vọng thành phố Huế sớm thực hiện được mục tiêu trở thành thành phố xe đạp. Du lịch | Cập nhận tin tức Du Lịch 24/7 Nguồn: Sưu Tầm
http://dlvr.it/SRvHSv